Trang chủ

Bao bì

Du Lịch

Tư vấn doanh nghiệp

Tôn lợp

Vật liệu xây dựng

Máy phát điện

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

5.0/5 (1 votes)
- 10

Doanh nghiệp tư nhân là 1 trong năm loại hình doanh nghiệp được thành lập rất phổ biến hiện nay. Với loại hình này bộ máy quản lý nhỏ gọn sẽ giúp những người mới khởi nghiệp tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp tư nhân

Cùng tìm hiểu Tân Thành Thịnh tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp tư nhân, có những đặc điểm, ưu nhược điểm như thế nào nhé.

1. Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 (LDN), khái niệm doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Loại hình doanh nghiệp tư nhân đang rất phổ biến và chiếm tỉ trọng rất cao, được nhiều doanh nhân lựa chọn thành lập để phát triển kinh doanh. Tương tự như những loại hình khác, doanh nghiệp tư nhân cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. 

1.1 Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân chỉ do một cá nhân làm chủ nên hoàn toàn có thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình.

  • Thủ tục, giấy tờ để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân đơn giản hơn những loại hình doanh nghiệp khác
  • Độ bảo mật trong kinh doanh được đảm bảo.
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của chính chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp điều hành hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra sự tin tưởng tuyệt đối cho các đối tác và khách hàng, thu hút dễ dàng vốn đầu tư bên ngoài.
  • Không có tư cách pháp nhân đã giúp doanh nghiệp tư nhân ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. 
  • Có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ được chủ doanh nghiệp có quyền định đoạt theo ý chí của mình.
  • Có thể linh hoạt thay đổi ngành nghề kinh doanh theo ý muốn của mình
  • Khi hoạt động kinh doanh không tốt, có thể dễ dàng giải thể hoặc bán cơ sở kinh doanh của mình cho bất kỳ người nào, bất kỳ giá cả như thế nào.

1.2 Nhược điểm doanh nghiệp tư nhân

  • Bên cạnh những ưu điểm thì loại hình doanh nghiệp tư nhân cũng có những hạn chế như:
  • Tính rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
  • Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường
  • Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác
  • Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

1.3 Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu đặc điểm của mô hình doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:

a) Quy định về vốn

Vốn của DNTN chủ yếu từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, chủ DN có quyền tăng hoạt giảm vốn đầu tư. Khi giảm vốn xuống dưới mức đã đăng kí mới phải khai báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tài sản đưa vào kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho DN. Như vậy, không có sự tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp với tài sản của DNTN đó.

b) Lợi nhuận và tài sản của DNTN

Sau khi đã nộp thuế đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; chủ DNTN có toàn quyền trong việc sử dụng lợi nhuận. Tuy nhiên, chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản. 

Tức là khi chủ sở hữu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sau khi sử dụng hết tài sản của công ty vẫn chưa trả hết nợ thì chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ dùng tài sản riêng của mình để chi trả.

c) Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

DNTN không có tài sản độc lập, tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp không có sự phân biệt rõ ràng. 

Các loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp doanh.

d) DNTN không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

DNTN là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, có sự hạn chế về vốn điều lệ. Bản thân công ty không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của chủ sở hữu. 

Vậy nên khi phát hành cổ phiếu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thành viên góp vốn, không xác định được trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đối với cổ đông.

PHÂN BIỆT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để thành lập doanh nghiệp tư nhân, bạn cần lưu ý đáp ứng các điều kiện chung khi thành lập công ty và điều kiện riêng dưới đây:

2.1 Điều kiện chung

  • Ngành, nghề kinh doanh: cần tìm hiểu rõ ngành nghề được phép kinh doanh hay bị cấm ở nước ta. Cũng như điều kiện cần thiết với những ngành nghề đặc biệt và đã được quy định cụ thể.
  • Tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải là duy nhất, không bị trùng, không gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký. Cũng như phù hợp với một số quy định về đặt tên công ty.
  • Trụ sở chính: cần đáp ứng đúng quy định như địa chỉ đầy đủ, chi tiết. Và phải nằm trong tòa nhà được quyền cho thuê với mục đích kinh doanh.
  • Vốn đầu tư: hiện tại không có quy định về vốn khi thành lập công ty. Tuy nhiên với một số ngành nghề nhất định thì phải có vốn pháp định bắt buộc.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh: đầy đủ, hợp lệ.
  • Lệ phí đăng ký KD: đầy đủ.

2.2 Điều kiện riêng

Chủ doanh nghiệp tư nhân chuẩn bị thành lập công ty, không phải là chủ của DN tư nhân trước đó. Không là chủ hộ kinh doanh hay không là thành viên của công ty hợp danh.

3. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

Tân Thành Thịnh, xin được chia sẽ với các bạn sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên trong bài viết này.

3.1 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

  • Đều là các loại hình doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
  • Không có quyền huy động vốn bằng hình thức trái phiếu hoặc cổ phiếu. Vì cả 2 đều không được phát hành cổ phiếu.
  • Nếu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận phần vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn phải thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu.
  • Giám đốc, Tổng giám đốc có thể được thuê để thay chủ doanh nghiệp quản lý, vận hành doanh nghiệp.

3.2 sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

Tân Thành Thịnh xin giúp bạn phân biệt được điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên như sau:

a) Về tư cách pháp nhân

  • Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: có tư cách pháp nhân đầy đủ.

b) Về chủ sở hữu/ người đại diện theo pháp luật

  • Doanh nghiệp tư nhân: là cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Nhưng cá nhân này đồng thời không phải là chủ hộ kinh doanh hay thành viên công ty hợp danh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: là cá nhân hoặc tổ chức.

c) Về cơ cấu tổ chức

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự quản lý hoặc thuê người quản lý.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau

+/ Chủ tịch công  ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

+/ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

d) Trách nhiệm pháp lý

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.

e) Việc phát hành chứng khoán và kêu gọi vốn

  • Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, kêu gọi vốn cực kỳ khó khăn.
  • Công ty tnhh 1 thành viên:chỉ không được phát hành cổ phiếu, có thể phát hành trái phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn DNTN.

f) Về việc góp vốn

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự đăng ký vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân KHÔNG phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ doanh nghiệp bởi DNTN chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý khi hoạt động kinh doanh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải thực hiện chuyển quyền sở tài sản góp vốn cho công ty theo đúng quy định.

g) Thay đổi vốn điều lệ khi kinh doanh

  • Doanh nghiệp tư nhân: Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng  và giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà không cần thực hiện các thủ tục gì. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn mức vốn đã đăng ký kinh doanh thì chủ doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Công ty tnhh 1 thành viên:

+/ Tăng vốn điều lệ:

- Chủ sở hữu tự đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp thêm từ người khác.

- Trường hợp tăng vốn bằng việc huy động vốn góp chủ doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+/ Giảm vốn điều lệ:

- Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh, và doanh nghiệp phải đảm bảo các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản, thuế khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.

- Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

h) Hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần vốn góp

  • Doanh nghiệp tư nhân: không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh hoặc công ty tnhh hoặc công ty cổ phần.
  • Công ty tnhh 1 thành viên: không bị hạn chế.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Khi thành lập công ty, các vấn đề về thủ tục pháp lý và những quy định, điều kiện thành lập công ty luôn là vấn đề mà rất nhiều người lo lắng, quan tâm. Để đảm bảo thành lập doanh nghiệp tư nhân theo đúng quy định, nhanh chóng và chính xác 100%, đảm bảo quyền lợi tốt nhất của doanh nghiệp thì dịch vụ tư vấn thành lập công ty là giải pháp hoàn hảo hiện nay.

Tân Thành Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp và làm báo cáo thuế - kế toán. Tân Thành Thịnh là một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. 

Hơn 17 năm trong ngành, Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ nhân sự với nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao, nhạy bén và xử lý mọi vấn đề một cách nhanh chóng, cam kết 100% thành công và mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng.

Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh sẽ trực tiếp tư vấn, chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ, đồng thời làm việc với các cơ quan ban ngành cho đến khi hoàn tất thủ tục thành lập theo đúng quy định, doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định. 

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý thật cụ thể từ vấn đề đặt tên công ty, vốn điều lệ, chọn địa chỉ, ngành nghề kinh doanh sao cho đảm bảo quyền lợi và phù hợp nhất với nhu cầu, tiềm lực của doanh nghiệp.

4.1 Quy trình đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập công ty rõ ràng, cụ thể nhất.
  • Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập công ty.
  • Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 5: Đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập công ty.

4.2 Cam kết dịch vụ

Tân Thành Thịnh sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành mọi thủ tục thành lập công ty trước và sau khi đăng  ký thành lập doanh nghiệp giúp bạn hoàn toàn an tâm về mọi vấn đề pháp lý với:

  • Thời gian nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
  • Tân Thành Thịnh hỗ trợ doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian sau khi thành lập doanh nghiệp.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ khi có nhu cầu thành lập công ty hoặc cần tư vấn các thủ tục pháp lý khi thành lập nhé. Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

>> Các bạn xem thêm chủ hộ kinh doanh là gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN